Nhắc đến bánh, bánh gio, bánh giò, bánh nếp đều được làm từ gạo nếp hạ men gan. Gạo nếp xay ra thành bột, rồi được bàn tay nhào nặn của những nghệ nhân ẩm thực là chính các bà, các mẹ của chúng ta, khéo léo nhào nặn, rồi thêm nhân, gói lá, rồi hấp thành những chiếc bánh xinh, ngon mà lại vô cùng khác nhau triệu chứng bệnh gan. Trong cái tiết trời ẩm ương của mùa xuân, sắp nóng của mùa hè, có lẽ nên nhớ đến một món ngon từ gạo nếp chỉ đến tháng 3 âm lịch người ta mới có dịp ăn, đó là Bánh trôi, bánh chay.
Bình dị bánh trôi bánh chay
Trước đây, đến ngày này các bà, các mẹ lại nhộn nhịp chuẩn bị nào gạo nếp, đỗ xanh, cân đường kính, trăm đường phên, đôi lạng vừng hạt, bột đao và không quên một lọ nước hoa bưởi hay dầu chuối. Gạo ngâm rồi xay để ráo từ tối hôm trước đến sáng mồng 3 bột ráo nước và nặn thành từng loại bánh. Ngâm gạo từ đêm hôm trước, thứ nếp cái hoa vàng óng ả. Rồi xay. Bột bánh phải xay bột nước, nghĩa là vừa xay vừa thêm chút nước mưa trong veo. Bột nước treo lên cho đến khi bớt nước. Dỡ miếng bột ra mâm phải trắng tinh, mặt bột phải mịn như lụa mộc. Sau đó là công đoạn nặn bánh. Gói lớp nhân đơn sơ trong lần áo bột cũng đơn sơ ấy rồi thả vào nồi nước đang sôi chờ sẵn. Bánh nổi lên là chín. Vớt ra nhớ thả ngay vào chậu nước lạnh, không thì bánh vỡ nước. Bánh trôi, chay theo "kiểu Việt Nam" thơm vị bùi bùi của đỗ, dẻo dẻo, thơm thơm của nếp với mùi thơm của hoa bưởi lẫn với bột sắn dây. Bánh đẹp hơn với những hạt vừng rang vàng ươm, rắc chút dừa nạo lên trên.
Với mong muốn giữ gìn và phát huy những tinh hoa của kho tàng ẩm thực Việt, mỗi tháng Quán Ăn Ngon, sẽ mang đến cho thực khách những món ăn đậm chất Việt trong chuỗi chương trình “Món ngon mỗi tháng”. Tháng 3 này, thực đơn của “Món ngon mỗi tháng” chính là: Bánh trôi, bánh chay. Ngoài ra, Quán Ăn Ngon còn đưa đến cho thực khách một thức ngon khác cũng từ gạo nếp: Cơm lam Gà nướng. Món ăn đặc sản chỉ có ở trên những vùng núi cao, cũng từ nguyên liệu của trời đất ấy, đã có mặt ở ngay giữa lòng Hà Nội.
Cơm lam nướng trong ống thơm vị gạo nếp mới
Nguyên liệu để làm cơm lam ngoài gạo nếp, ống nứa (tre), lá chuối, có thể còn có dừa nạo, nước cốt dừa, vừng trộn lẫn với gạo trước khi nướng. Cách làm tưởng chừng đơn giản, lấy gạo bỏ vào một chiếc ống giang một đầu hở, sau đó dùng lá chuối bịt kín lại rồi đốt. Ống giang dùng nấu cơm lam phải còn tươi để khi cơm chín, hạt cơm quyện thêm một chút vị ngọt và mùi đặc trưng của tre. Nứa thường được chọn giang bánh tẻ, non quá hay già quá đều không được.
Đốt lên một đống lửa, chờ thật đượm, sau đó đặt lên trên một chiếc kiềng và xếp các ống lam trên đó. Trong khi nấu không quên xoay đi xoay lại những chiếc ống Lam như khi nướng ngô. Khoảng một tiếng đồng hồ thì ăn được. Thực tế, theo kinh nghiệm của những người dân tộc thì khi nghe mùi thơm từ ống Lam bay ra là biết cơm chín hay chưa mà không cần mở nắp. Khi cơm chín, chẻ bỏ lớp cháy đen bên ngoài ống cơm thật khéo léo cho đến khi bao bọc phần ruột cơm chỉ là một lớp lạt giang mỏng. Xắt mỗi ống ra thành năm hay bảy khúc. Khi ăn chỉ cần bóc bỏ lớp lạt giang bên ngoài. Cơm lam được dọn ra mà ăn cùng với gà nướng thì đúng là không còn gì bằng.
Hi vọng những ai muốn tìm đến một không gian làng quê xưa, có thể cùng thưởng thức những món ngon này bên gia đình, bạn bè hạ men gan.
Hệ thống Quán Ăn Ngon tại Hà Nội hiện có 4 địa chỉ:
18 Phan Bội Châu - ĐT: 04 3942 8162 / 63
25T2 Trung Hòa Nhân Chính - ĐT: 04 3556 0866 / 67
34 Phan Đình Phùng - ĐT: 04 3734 9777
B2 Vincom Royal City - ĐT: 04 6664 0066
Nguồn : http://www.24h.com.vn/am-thuc/nhung-thuc-ngon-lam-tu-gao-nep-c460a618361.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét