Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Thịt thỏ nướng

Thịt thỏ nướngThịt thỏrô ti làmón ăn ngon, thịt thỏ có thể mua trong siêu thị, hoặc ngoài chợ, không quá đắt. Chỉ cần thêm một mấy cánh hoa hồi, quế chi, và chút ngũ vị hương là bạn đã cón một món ngon khó cưỡng.

Nguyên liệu

_ Thịt thỏ: 1 kg
_ Ngũ vị hương: 1 thìa cà phê
_ Hoa hồi: 3 cánh
_ Quế chi: một miếng bằng cỡ ngón tay út
_ Nước dừa tươi: 1 lít
_ Gia vị: Muối, đường, mì chính, tiêu
_ Rượu trắng: 1 thìa canh
_ Tỏi khô: 3 tép, đập dập
_ Một chút màu hoa hiên
_ Dầu ăn

Món ăn ngon: thịt thỏ rô ti
Cách làm

Thỏ nguyên con chặt làm tư hoặc nhỏ hơn nếu thích, ướp cùng ngũ vị hương, rượu trắng. và một chút tiêu, muối, mì chính, để khoảng 30 phút cho ngấm gia vị.

Bắc chảo dầu, để nhiệt lớn, đun tới khi dầu nóng thì cho thỏ vào, để khoảng 10 giây cho thịt thỏ săn lại, vàng đều.

Cho một chút dầu vào chảo, cho hoa hồi và quế chi (bóp nhỏ), tỏi củ vào đảo một lúc cho có mùi thơm. Kế đó cho thêm chút bột ngũ vị hương, cho tiếp thịt thỏ vào đảo cùng. Cuối cùng đổ nước dừa vào, đun sôi, vặn nhỏ lửa cho tới khi thịt chín mềm.

Thường thì thịt thỏ sẽ có màu vàng sậm, nhưng bạn nào thích lên màu cánh gián thì có thể cho chút phẩm màu hoa hiên. Lưu ý các bạn, phẩm màu hoa hiên không độc hại, nhưng cho quá tay thì màu sẽ rất đậm và thực phẩm có vị chát; các bạn chỉ nên cho một lượng bằng đầu đũa là ok.

Món ăn ngon với thỏ rô ti

Thỏ rô-ti có thể ăn chơi, có thể ăn cùng bánh mì.

Không biết các bạn thế nào, chứ với Bí Ngô thì được chén nguyên một đùi thỏ (không chặt nhé) rô ti. Trời ơi!

Nó ngọt mà mềm rụi.

>>Thỏ nấu rượu vang đỏ

Thịt lợn nướng muối ớt

Thịt lợn nướng muối ớt
Nó:
_ Ngon không chịu được!

Là lời mà các tay bợm nhậu cũng như không phải bợm nhậu phải thốt lên khi được thưởng thức mónsườn heo nướng muối ớt. Sườn heo nướng muối ớt là một món ăn ngon, mà, “gọi” bia vô cùng. Cái vị ngọt của thịt được kết hợp với vị cay của ớt, vị đậm vừa của gia vị tạo thành một bản hòa tấu dữ dội mà đam mê. Cái cảm giác cay ở đầu lưỡi nhanh chóng lan tỏa ra khắp vòm họng, xâm chiếm mọi thớ thịt, đường gân. Để rồi vội vàng, kẻ ham ăn, ưa nhậu đưa ly bia lạnh lên làm một hơi, nhẹ thì nửa cốc mà mê quá thì cạn luôn. Để rồi cái cay – nóng, kết hợp cùng với cái lạnh – buốt một lần nữa len lỏi vào mọi ngóc ngách của cảm xúc, khơi dậy đam mê. Kẻ thực khách lúc ấy chỉ có thể nhìn sang bạn nhậu mà tròn mắt, mà không tin được trên đời lại có món ăn ngon như vậy.

Trong suốt gần mười năm lang thang khắp chốn, sống cuộc đời của kẻ lang thang, gặp gỡ những kẻ lãng du khác, ở một nơi nào đó, cùng ngồi với nhau trên một bàn nhậu, cùng thưởng thức một món ngon lẫm liệt như thế thì kể cũng là cái duyên, cũng không đến nỗi phải nuối tiếc về những gì đã qua.

Có gì đâu, sườn heo chọn loại mà xương bằng độ ngón tay người lớn là vừa ăn. Xương to là heo đã già, ăn sẽ dai. Sau đó cứ thế chẻ dọc xuống, mà pha thành từng cây, khía thêm dăm đường dọc thân sườn để khi ướp được thấm gia vị.

Muối ớt thì cứ khoảng một cân sườn (khoảng 5 cây) thì ném vào đôi thìa tương ớt, thìa bột ngọt, một ly mắt trâu rượu đế, chút xíu đường, ớt thì tùy tâm. Nhưng món này phải cay mới ngon, tôi từng thấy nhiều ông vào hàng mà gọi lẩu Thái không cay. Tôi không hiểu lẩu Thái, hay sườn, chân gà… nướng muối ớt mà không cay thì ra làm sao nữa. Có lẽ nó cũng giống như một cô gái đa tình, mắt lá răm mà vì một lý do gì lại không được liếc mắt nữa vậy. Thế thì buồn mà vô vị chết!

Trong khi chờ gia vị ngấm thì ta nổi lửa lên. Đốt than hoa cho thực hồng, khi than đỏ thì dàn đều thành một lớp mỏng dưới đáy lò. Không có lò thì phải sáng tạo thôi. Kẻ phàm ăn này từng nướng đủ thứ trên những cái lò tự chế. Từ chum, vại, tới thau sắt rửa bát, xe cút kít của dân xây dựng cho tới máng trộn hồ của thợ xây. Đời ăn nhậu nó thế, nhìn đâu cũng thấy đồ (nhậu), ngã đâu cũng là bàn.

Than hồng được rồi thì thì cho sườn lên, kĩ thuật là ở khâu này. Ta hẵng quay mặt xương xuống, để lửa vừa như thế khoảng mười phút thì mới nướng các mặt có thịt. Cứ thỉnh thoảng lại trở một lần, quan trọng là giữ nhiệt độ vừa đủ. Muốn biết nhiệt thừa hay thiếu thì cứ nhìn vào cây sườn. Mãi không thấy xèo xèo tiếng mỡ reo là nhiệt yếu, còn loáng cái mà sườn đã đen là nhiệt quá cao. Tôi từng thấy ối anh đầu bếp tay thì nướng mà tay thì lăm lăm cây kéo. Cứ chỗ nào đen là cắt, là xén, xoay qua xoay lại một hồi trông như thợ cắt tóc lành nghề, nhưng cây sườn sau khi nướng thì “gầy” mà “điêu” không tả được.

Nói thế chứ người lành nghề thì chỉ cần nhìn vào là biết than này lâu hay nhanh tàn, nhiệt ra sao, để lửa thế nào. Còn không thì cứ để tay cách than khoảng một gang tay, để được 3 giây là than vừa còn để được lâu hơn hoặc phải rụt ngay tay lại vì nóng là đều chưa đạt.

Than vừa thì không cần phải trở sườn liên tục, mà sườn sẽ chín đều. Cây sườn từ từ hồng rồi đỏ lựng lên như một trái cà chua chín. Màu sắc ấy đã bắt mắt lắm. Rồi cái tiếng mỡ chảy xuống than hồng nghe xèo xèo, theo đó mùi thịt nướng bốc lên thơm nồng, quyến rũ. Các giác quan được đánh thức nhưng cái thần khẩu thì chưa được thỏa mãn, cái cảm giác nó cứ ức ức thế nào ấy.

Công việc này càng về cuối càng khẩn trương, vì sườn đã chín tới, các mặt hơi khô, rất dễ cháy. Nhưng nhỏ lửa thì phải để lâu sườn bị khô quá, to lửa thì hỏng cả. Vẫn phải để vừa lửa mà tay lật qua, lật lại luôn luôn. Thỉnh thoảng phải gõ xuống mặt vỉ nướng để mỡ rớt xuống. Khi chất lỏng ấy rớt xuống thì lửa cháy lên, tay phải quạt để tránh bắt lửa. 

Cuối cùng khi sườn ráo mỡ, các mặt se khô, đỏ hồng là sườn được. Ta vội vàng dọn lên, này đây rau răm, này đây dưa chuột bổ dọc, này đây muối ớt hột. Ta nâng ly bia, mời kẻ đối diện – người ta có thể quen thân, có thể chỉ vừa mới gặp. Chẳng vụn vặt làm gì. Bởi, nó:
_ Ngon không chịu được!
Món ăn ngon: sườn heo nướng muối ớt, sườn lợn nướng muối ớt
>>>Cách làm muối ớt

Thịt kho trứng cút

Thịt kho trứng cút
Ây chà! Đang vào hè, trời bắt đầu nóng mà làmthịt kho
thì kể cũng không được hợp lý cho lắm. Nhưng kể hôm nào mát trời thì làm món này ăn cũng được. Vậy thì làm ít, đủ để ăn một, hai bữa thôi vậy.

Nguyên liệu:
Thịt kho trứng chim cút
Thịt nạc vai: 300 g
Trứng chim cút: 10 quả
Dầu ăn: 50 g
Gia vị: Nước mắm, hành khô, tiêu, muối, mì chính

món ăn ngon: thịt kho trứng chim cút
Cách làm:
Thịt nạc vai rửa sạch, thái miếng hình chữ nhật ( 2x3 cm) ướp cùng gia vị để ngấm.

Trứng chim cút luộc chín, bóc vỏ, chao qua dầu ăn cho có màu vàng và ngấm được gia vị khi kho.

Phi thơm hành khô, cho thịt vào xào săn, nêm nước mắm, mì chính, tiêu vừa ăn, cho tiếp trứng, đổ nước vào săm sắp mặt thịt, đun nhỏ lửa cho tới khi thịt chín mềm, trứng ngấm các gia vị là được.

Xem thêm: Thịt lợn kho tàu
Thịt ba chỉ kho dừa
Thăn lợn xào chua ngọt

Thịt của bò

Thịt của bò
Cùng với gà và lợn, bò là loài vật được con người thuần dưỡng từ khá sớm. Bò được để sử dụng sức kéo, lấy sữa và thịt. Thịt bò có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau như nướng, lẩu, xào... ở Việt Nam bò 7 món là món ăn được nhiều người yêu thích và khá nổi tiếng. Kĩ thuật chế biến thịt bò phụ thuộc vào việc phân loại và lựa chọn các phần thịt tương ứng.

» Bò cuốn lá lốt

» Bò nhúng dấm
» Thịt bò xào nấm kim châm

Một con bò gồm hai bên, chia tách bằng xương sống. Mỗi bên lại có thể chia làm đôi tính từ phần xương sườn thứ 12 và 13, gồm phần tư phía trước và phần tư phía sau. Những phần mềm, dễ cắt nhất của con bò như xương sườn và thịt thăn nằm ở xa nhất tính từ sừng và móng. Ngược lại, cơ vai và cơ chân là những bộ phận phải vận động khá nhiều nên thường dai hơn.

Bằng những nhát cắt đầu tiên, người ta có thể chia con bò thành nhiều phần chính. Những phần này lại có thể được chia tiếp thành những phần khác nhỏ hơn hay xắt ra thành từng miếng. 

Xin giới thiệu với bạn đọc những phần cắt từ thịt bò theo cách phân loại của người Mỹ. Bên cạnh đó là các món ngon, dễ chế biến từ thịt bò. Trước tiên, hãy nhìn những bộ phận chính của con bò ở phần tư phía trước:

Mon ăn ngon tư thịt bo
Nạc vai (beef chuck): Nạc vai là phần nằm giữa nách, xương vai và chân phía trên. Thịt nạc vai thường dai vì gồm nhiều mô nối. Tuy nhiên, chính điều này đã làm thịt nạc vai được ưu tiên lựa chọn khi làm những món hầm như bò hầm và nướng. Do thịt nạc vai có nhiều mỡ nên có thể sử dụng để chế biến thành bò xay (ground beef) mà bạn có thể thấy tại các tiệm thịt và siêu thị.

Các tiệm fastfood như McDonald’s hay Burger King… thường sử dụng loại thịt này trong các loại burger. Vì thế, phần thịt này còn được gọi là burger meat.

Sườn (beef rib): Trước tiên, những xương sườn nằm ở giữa sẽ được dùng để chế ra các món sườn nướng truyền thống (thỉnh thoảng được cho là món sườn bò đút lò). Loại xương này là nguyên liệu để chế biến các món ăn quen thuộc như món bò hầm kiểu Pháp. Xương sườn giữa khá mềm nên cũng thích hợp để làm các món chiên, nướng.

Tại các tiệm thịt của người Việt hay Á châu tại Australia, sườn bò thường được bán theo dây (sườn bò) và tính ký. Sườn bò thường rẻ hơn sườn heo.

Ức (beef brisket): Ức bò hay nạm bò là những phần thịt có lẫn gân, hay được gọi với tên dân dã là "bạc nhạc". Khi ninh nhừ thì sẽ gọi là nạm. Ức bò khá dai, thường dùng để hầm hay làm món thịt bò muối.
Phần nhiều mỡ và gân hơn thường được gọi là gàu. Phần này luôn xuất hiện trong tô phở Việt.

Thịt ba chỉ (beef plate): Là phần thịt tại cơ hoành (bụng trước) của con bò, ngay dưới phần xương sườn (rib cut). Còn được gọi là short plate, gồm các xương sườn cụt và các miếng skirt steak. Loại thịt này thường dùng để làm món carne asada (salad thịt nướng, một món ăn Mexico rất phổ biến ở Nam Mỹ và miền Bắc Mexico). Phần thịt này có sụn nên hầm cũng rất ngon.

Phần này cùng với brisket và flank cũng được dùng để làm bò xay.

Thịt chân giò / thịt bắp (beef shank): Chân giò của bò thường dai và có nhiều mô nối. Chân giò của bò thường dùng làm các món ăn Ý hảo hạng như món osso buco (được chế biến bằng cách ninh những khúc thịt phía ngay trên móng với các nguyên liệu như cà chua, vỏ cam, cần tây, hạt tiêu…).

Người Việt còn chia thịt bắp của chân trước và chân sau. Bắp rùa là phần bắp nhỏ xíu, nằm giữa lõi cái bắp đùi to ở chân sau con bò. Còn bắp hoa là cái bắp nhỏ nằm ở chân trước của con bò. Nhiều người sành ăn thì bảo bắp rùa mềm hơn bắp hoa. Các tiệm thịt ở Việt Nam bán bắp rùa mắc hơn bắp hoa.

Đó là phần tư phía trước. Còn đây là những phần chính ở phần tư phía sau của một con bò:

Thịt thăn vai (beef short loin): Lưng bò là nơi cho chúng ta những miếng ngon nhất, gồm thăn phi lê có xương hình chữ T (T-bone steak) hay Porterhouse steak hoặc cũng như thịt thăn viền mỡ strip steak. Phần thịt này nướng lò (dry-heat cooking) là ngon nhất.

Thịt thăn ngoại (beef sirloin): Cũng là một loại thịt mềm, thịt thăn ở phần này là lựa chọn tốt nhất để làm các món nướng và các món ăn dùng trong barbecue (tiệc ngoài trời).

Thịt thăn nội (beef tenderloin): Đây có thể được xem là phần ngon nhất của một con bò. Thịt thăn nội được cắt ra từ phần lưng phía trong của bò, đặc biệt là ở phần cuối thắt lưng. Loại thịt này rất thích hợp để chế biến món bít tết dày Chateaubriand và chỉ nên dùng để làm các món khô như hấp hay nướng vỉ.

Thịt hông/thịt bò sườn (beef flank): Dù thịt hông thường được dùng để nướng nhưng cách chế biến này có thể khiến nó trở nên dai hơn. Đó là lý do tại sao thịt hông thường được ướp trước. Thích hợp hơn cả là dùng thịt hông để làm các món ninh hay bò viên.

Thịt mông (beef ground): Thịt mông gần như chỉ toàn thịt nạc nhưng khá dai vì các cơ chân thường vận động nhiều. Bởi thế, thịt mông chế biến theo cách hầm là thích hợp hơn cả.

Nguồn: Beef cuts – những phần thịt ngon của bò

Thịt cầy

Thịt cầy
Đã định không nói, nhưng không nói không chịu được. Ờ mà nếu ca tụng thịt cầy mà mang tiếng là thiếu văn minh thì mình cũng đành chịu cái tiếng thiếu văn minh vậy, chớ nói đến miếng ngon Hà Nội mà không nói đến thịt cầy, người ta quả là thấy thiếu thốn rất nhiều. Chỉ thiếu có một người, vũ trụ bao la hiu quạnh... huống chi lại thiếu thịt cầy thì còn vui sống làm sao?

Thực vậy, có ai một buổi chiều lất phất mưa xanh, trời căm căm rét, mà ngả một con cầy ra đánh chén với đôi ba bạn cố tri mới có thể cảm thấy rằng không phải đời lúc nào cũng không đáng để cho người ta sống.

Rõ rằng là mình đương buồn muốn chết, người ủ rũ ra, mà “làm một bữa” vào, chỉ giây lát là “nó sướng tỉnh cả người ra”, không chịu được. Tôi có thể cam đoan với các anh: một người thất tình, muốn đi tự tử, nếu người ấy biết thưởng thức món thịt cầy, mà các anh lại mời y dùng chơi chút đỉnh rồi muốn đi chết đâu hãy chết, tôi có thể tin rằng mười bận thì chín bận ăn xong anh ta sẽ đổi ý định ngay.

Là vì đời có thịt cầy, thỉnh thoảng ăn chơi một bữa ta thấy nó cũng bõ để cho ta sống, mặc dầu có nhiều lúc cái kiếp con người còn khổ hơn cả cái kiếp con chó vài ba bực.
Món ăn ngon với thịt chó

Lo cho con học, vợ hỏi tiền làm giỗ; phắc tuya đèn chưa trả; nhân tình dọa bỏ đi; cuối tháng, lại phải đến chủ nhà hỏi xem hắn có bằng lòng cho thuê nữa hay không... bao nhiêu nỗi lo âu khốn nạn làm cho lòng người ta day dứt!
Những lúc đó, ăn vàng vào miệng cũng không ngon. Ăn vàng vào miệng không ngon, nhưng ăn một miếng chả chó, ta lại muốn ăn hai để chờ món tái đem lên, ta vừa nhắm nhót vừa suy nghĩ trong khi đợi món dựa mận, chết chết! Sao nó ngầy ngậy, béo béo, ngòn ngọt mà lại có thể thơm đến thế!
Ta tự bảo: “Ờ mà, sống ở đời bất quá nhiều lắm cũng chỉ đến sáu, bảy chục năm là cùng. Mà trong sáu, bảy chục năm đó, ngày vui quá ít, lo âu, sầu não lại nhiều, thế thì tội gì lại chuốc phiền khổ vào người cho mệt!

Ngả con cầy ra đánh chén! “Sống ở trên đời, ăn miếng dồi chó, chết xuống âm phủ biết có hay không?”.

Thôi thì được ngày nào hãy cứ biết chiều ông thần khẩu ngày ấy đã, sau ra sao sẽ liệu. Ấy thế mà chưa biết chừng ăn một bữa cầy vào, cái vận mình nó lại chuyển hung thành cát, chuyển đen thành đỏ thì lại càng hay, chớ có sao đâu?

Thật vậy, thịt cầy ở nước ta không phải là một món ăn như thịt dê, thịt lợn, nhưng nó lại còn là một niềm tin tưởng trong dân gian nữa.

Vận đương xúi quẩy, ăn một bữa thịt chó vào, người ta rất có hy vọng giải đen. Đánh bạc thua liền ba đêm, này! Ăn một bữa thịt chó, có người gỡ lại hết cả tiền thua, mà lại còn được thêm là khác. Thử hỏi trong tất cả các món ăn trên thế giới có món ăn nào khả dĩ lại di chuyển được vận hạn của con người đến thế hay không?

Nhưng dẫu sao, chuyện di chuyển vận hạn cũng là chuyện của tương lai huyền bí. Nói ngay chuyện thiết thực ở trước mắt mà chơi.

Một chiều mưa phiêu phiêu ở chốn đồng ruộng căm căm gió rét, không đi chơi đâu được, mà trải một cái chiếu lên thềm gạch ngô, đưa cay vài chén tửu, trước mặt có một mâm thịt chó làm đủ các món: chả, tái, cary, dựa mận, chạo, nem... riêng cứ trông thôi, ta cũng đã thấy lòng phiêu phiêu như mở hội rồi.

Thịt luộc đỏ tươi, bì vàng màu da đồng, đặt bên cạnh đĩa rau húng chó; vài dĩa riềng thái mỏng tanh; chả nướng, béo ngậy, màu cánh gián; đĩa bún trắng bong nằm cạnh những bát hầm dựa mận màu hoa sim; những liễn xào nấu với chuối “chưa ra buồng” thái con bài; những đĩa dồi tươi hơn hớn, miếng thì trắng, miếng thì hồng, miếng thì tím lợt, đôi chỗ lại điểm những nhát hành xanh màu ngọc thạch... tất cả tiết ra một mùi thơm làn lạt như mùi hoa đồng thảo lại ngồn ngộn như mùi thịt gái tơ... xin hỏi có ai mà chịu được, không thưởng thức một hai miếng làm duyên?

Người chưa ăn bao giờ ăn thử một miếng lại muốn ăn hai, còn người đã biết ăn rồi thì phải nói rằng trông thấy thịt chó mà không được ăn thì buồn bã ủ ê, nếu không muốn nói là bủn rủn chân tay, bắt chán đời muốn chết.

Thôi, hãy xếp mọi thứ ưu phiền lại, cầm đũa “làm” mấy miếng đi, người anh em! Xin mời! Rượu này là thứ rượu sen cất ở Tây Hồ nhưng không xóc, uống vào một tợp mà như uống cả một làn sen ngào ngạt của Hồ Tây ngạt ngào vào bụng.

Nhắm một miếng dồi, lại đưa cay một tợp rượu, rồi khẽ lấy hai ngón tay nhón một ngọn rau húng điểm vào một vị hăng hăng, man mát cho tất cả cái bùi, cái béo, cái cay, cái mát, cái hăng quyện lấy nhau, anh sẽ nói với tôi cảm tưởng của anh ra thế nào... Quả vậy, nếu sau này, người ta chết xuống âm phủ mà không có dồi chó để ăn thì âu cũng là một mối hận thiên thu mà ta cần phải đề phòng ngay tự giờ.

Oc chó có tiếng là ngon, nhưng có ý vị, càng ăn càng thấy ngon thì chính là dồi chó. Sao mà lại có những người có óc vĩ đại lại đi nghĩ ra được cách làm một cái thứ dồi ngon lạ ngon lùng đến thế, một tổ hợp tiết tấu đến như thế, hở Trời?

Gắp một miếng chấm muối chanh, rồi đưa cay một hơi rượu, ta thấy tất cả tiết, sụn, lá thơm và đậu xanh ở trong miếng dồi nâng đỡ nhau, đoàn kết nhau thành một khối bất khả chia lìa, không những thấy ngon lành cho khẩu cái mà thôi, nhưng lại còn làm cho ta mát gan nở ruột vì cái đẹp tinh thần do sự nhất trí tạo thành.

Ai cũng đã ăn dồi lợn, và ai cũng ăn dồi của người Tây mà ta thường gọi một cách nôm na là “sốt sích”.

Bằng thế nào được dồi chó, phải không ông? Dồi chó làm khéo thì cái ruột phải ken kỹ cho mỏng như tờ giấy, đến lúc ăn vào nó cứ giòn tan, không mềm lừ những tiết như dồi lợn, mà cũng không bã như rơmi kiểu dồi tây; nhưng nó nhuyễn lừ đi, nhai kỹ lại hơi sừn sựt, bùi béo nhưng không ngấy, ngan ngát nhưng không nồng mùi tỏi.

Nhưng muốn thưởng thức một món cầy thật cho nổi vị, ai cũng sẽ phải công nhận với tôi không có món gì “điển hình” hơn món chả.

Có một hôm trời lạnh bàng bạc màu chì, đứng tựa vào một hàng rào dâm bụt xanh, hoa đỏ, ta gọi một hàng thịt chó gánh đi qua mua một đĩa chả vào trong nhà nhắm rượu, cái ngon cũng đã “lẫm liệt” lắm rồi.

Vậy mà nói cho thực, cái ngon đó chưa thấm với cái ngon của một món chả do một người hiền nội trợ khéo chiều chồng đã làm ra, nó tinh khiết mà lại đủ vị hơn nhiều, ăn vào đến môi, trôi liền đến cổ, ôi, thơm phải nói là... điếc mũi!
Là bởi vì các tiệm thịt chó, cũng như những hàng thịt chó gánh rong, không thể nào làm các món thực công phu, thực đúng kiểu, theo như ý chúng ta mong đợi.

Muốn làm một món chả chó thật đúng với ý thích, người ta phải mất công phu nhiều hơn thế. Có thể bảo rằng ta phải tốn công phu y như thể nuôi chim yến đẻ.

Trước hết, không phải là cứ có tiền ra chợ mua bất cứ con chó nào về thịt rồi làm thành món mà ăn được cả đâu. Riêng một việc lựa con chó “dùng” được cũng là cả một sự tìm tòi, học tập công phu rồi. “Chó già, gà non”, câu nói cửa miệng của người ta là thế: ăn thịt gà tìm gà non mà làm thịt, chó phải là chó già mới thú.

Nhưng thực ra, theo những người giàu kinh nghiệm, thịt chó già thường nhạt nhẽo, mà ăn hơi bã. Muốn cho thực ngon, phải là cái thứ chó không già mà cũng không non - cái thứ chó “chanh cốm” trung bình từ hai năm tới hai năm rưỡi, cái thứ chó mà nếu các bà cho phép, ta có thể ví với các thiếu nữ dậy thì “xanh lên ngọn tóc, nhựa căng vú đào”.

Song le, đừng tưởng chọn như thế mà đã đủ. Tuổi tác của con chó mới là một điểm mà ta cần lưu ý. Còn phải lưu ý nữa là bộ lông con chó, chớ không phải cứ là chó thì “hầm bà là” cả một lứa đâu.

Theo các chuyên viên ăn thịt chó, sắc lông ảnh hưởng tới mùi vị của thịt rất nhiều. Cái giống chó “bẹc giê”, “pêkinoa”, cái giống chó “bát sê” cũng như giống “phốc”, nói tóm lại tất cả các giống chó tây phương, cấm có ăn thịt được.

Thịt cứ dai như chão rách, mà hôi quá, ăn không ra cái “thớ” gì. Chó ăn, phải chính cống là giống chó ta, không được lai căng một tí một li ông cụ.

Người Tàu thường cho rằng những người hen suyễn hoặc suy thận mà ăn thịt mèo đen, không có một cái lông trắng nào, thì bổ ngang uống rượu ngâm bách nhật hươu bao tử. Giống chó thì không thế. Cái anh chó mực không được trọng dụng như mèo đen.

Những người sành ăn thịt chó cho rằng nhất bạch, nhị vàng, tam khoang, tứ đốm, ngoại trừ ra đều “không trúng cách” cả - tuy vẫn biết rằng cứ ăn thịt chó, mà lại thịt chó ta, thì đã ngon chết đi rồi...

Ấy đấy, trong bốn thứ chó bạch, vàng, khoang, đốm đó mà ta vớ được một anh giết thịt, nhất thiết ta không thể làm cẩu thả. Trái lại, phải cẩn thận từng li từng tí, mà có khi càng cẩn thận bao nhiêu thì lúc ngả ra đánh chén lại càng thấy thú vị bấy nhiêu.

Bởi thế, tôi đã từng thấy có những người thui chó tử công phu y như thể một nghệ sĩ đem hết tâm cơ ra để tạo nên một đứa con tinh thần lưu lại cho hậu thế.

Con chó giết rồi, rửa ráy sạch cứ như ly như lau, treo lên cho khô hết nước rồi mới thui. Thui bằng rơm. Thui cả con. Thui xong, đem ra mổ, cắt đầu, cắt chân để riêng ra, duy chỉ lấy bộ lòng, làm thực kỹ, gia giảm đậu xanh, hành tỏi thực thơm cho vào đấy, rồi lấy những cành lá ổi bọc thực kín con chó lại, bọc cho dày, ngoài lại phủ một lần lá chuối, dàn hậu mới lấy bùn quánh đắp ra phía ngoài cùng.

Đoạn bắc kiềng lên, đặt chó vào, chung quanh chất củi cho những đầu củi chụm vào với nhau ở phía trên, kiểu những cái “tăng” hướng đạo, rồi đốt, đốt cho cháy hết củi. Củi tàn, còn than cũng đừng bắc ra vội; cứ để âm ‘ thế, cho đến khi than tàn hẳn.

Nói thì dễ, nhưng làm trọn công việc đó cũng mất mấy tiếng đồng hồ. Những nghe mà sốt ruột. Nhưng thử tưởng tượng lúc gỡ bùn, giở lá chuối và lá ổi ra mà thấy con chó béo ngậy, cái da cái thịt óng a óng ánh, cách gì mà lại không bắt thèm nhểu nước miếng ra, đòi ăn kỳ cho chết thì thôi.

Nhưng mà ăn ngay thì còn ra cái quái gì. Phí cả thịt đi: muốn nên miếng chả, còn là lắm chuyện.

Riềng già giã cho thật kỹ, đấu với mẻ, gia thêm vào đủ mắm tôm, để đấy cho ba thứ cấu kết với nhau thành một khối chặt chẽ, rồi mới bóp vào với những miếng thịt thái không to không nhỏ, cứ độ vào một đốt ngón tay cái là vừa.
Đừng lấy ra ngay. Hãy ướp tất cả chừng vài tiếng đồng hồ rồi hãy lấy ra xếp vào một cái cặp chả, đặt lên trên than hồng mà nướng.

Này, nướng chả chó, kỵ nhất cái thứ than tây đấy nhé. Nướng bằng củi cũng không được. Phải nướng bằng than tàu, quạt liền tay cho đỏ, mỡ có rỏ xuống than đừng tiếc. Mỡ đó vào lửa, bốc lên thành khói, khói đó quyện lấy chả, tạo ra một mùi vị đặc biệt không tiền khoáng hậu, thơm phưng phức nhưng không thô, thanh thoát cao sang mà vẫn gần nhân loại. Một người đau bịnh nặng, nằm ở bên cửa sổ nhìn ra giàn hoa thiên lý, chợt ngửi thấy mùi thịt bò xào hành tây, có thể ngấy mà lợm giọng; một người có chứng nhức đầu tự nhiên thấy bay đến trước mũi mùi chả lợn nướng có thể thấy khó chịu vì mùi tuy thơm nhưng có ý hơi nóng; nhưng ngửi đến mùi chả cầy ngát trong gió hiu hiu, ta có thể chắc chắn là người khó tính đến mấy đi nữa cũng phải thấy như cởi gan, cởi ruột.

Gắp một miếng thịt đó, đừng ăn vội, hỡi người háu ăn ơi! Cứ từ từ, chầm chậm để làm khổ ông thần khẩu đã! Anh đưa miếng chả lên trước mắt mà xem: miếng thịt cứ săn lại như thịt một người lực sĩ, mà bóng nhễ bóng nhại một cách mới lành mạnh làm sao! Nó thơm quá đi mất thôi, anh ạ. Thơm quá chừng là thơm, thơm không phải chỉ làm khổ riêng khứu giác của những người ở trong nhà mà thôi đâu, còn làm khổ tất cả láng giềng, hàng xóm.

Ở cạnh những người ăn ngon như thế, mình lâu lâu mà không được “thưởng thức”, cũng có khi phải phát bực lên mà “ai oán” cho cái kiếp người không được mấy khi xứng ý...

Chả chó cũng như thịt luộc, ăn cho thật hợp giọng không nên chấm nước mắm, mà chấm với muối chanh. Ai thích cay, ăn vài miếng lại cầm cái cuống xanh của một trái ớt đỏ, cắn một chút, một chút thôi, rồi vừa ăn vừa suy nghĩ thì mình dù lãnh đạm với cuộc đời đến bực nào cũng phải thương hại cho những ai không biết thưởng thức mùi thịt chó!

Tài thế, sao mà cứ cái thịt ấy làm món gì ăn cũng cứ ngon ơ? Có thể anh không thích tái chó, đuểnh đoảng với món nem chạo, thấy món cari chó cũng ngon nhưng không thú vì nó không được thuần túy Việt Nam; nhưng đến cái món dựa mận thì nhất định cả trăm người ăn thịt chó đều phải công nhận đó là một món ăn... bất hủ!

Chẳng biết ông tổ nào nhà mình, trong một phút xuất thần, lại nghĩ ra một món kỳ tuyệt đến như thế được?

Tôi dám nói quyết với các anh rằng có nhiều lúc ngồi thưởng thức món đó, tôi đã từng ví với bản nhạc “Le Danube Bleu” của Johan Strauss(1), nó dìu dặt, khoan thai, cuồn cuộn một cách êm dịu, có đôi khi lại như nhảy nhót lên trong ánh sáng.

Ấy đấy, cái món dựa mận vào trong miệng nó cũng từa tựa như thế đấy. Thoạt mới dùng, ta thấy nó dìu dịu, hiền hiền, nhưng điểm mấy lá húng cho vào rồi đưa đi mấy lá bún trắng tinh, chấm với cái thứ nước quánh đặc một mầu đào mận, ta thấy nhạc điệu khác hẳn đi, khác nhưng từ từ, chậm chậm, theo thứ tự từng gam một, chớ không lỡ điệu, không đột ngột.

Khẩu cái ta như nhảy múa tưng bừng, có lắm lúc tưởng chừng như có cái gì sắp “hỏng kiểu”, làm cho ta hơi sợ; nhưng tài tình là chính lúc ta sợ như thế thì sự ngang trở uyển chuyển vượt qua một cách thần điệu và tạo nên một nét nhạc mới thần tình đến lạ lùng.

Song đừng tưởng rằng muốn hưởng một “nhạc điệu” như thế vào trong lòng mình là một công việc dễ dàng đâu.

Thực vậy, món dựa mận muốn ăn cho ra ăn, cần phải làm công phu rất mực, có khi còn công phu hơn cả món chả là khác nữa. Thịt chó thơm mà ngọt, thui vàng ngầy ngậy lên rồi, đem ra nấu dựa mận mà không quánh, đưa bát đựng dựa mận lên ngang mặt, nheo một con mắt lại mà không thấy nổi lên những rằn ri của bảy sắc cầu vồng, thế là chưa biết nấu.

Muốn có một bát dựa mận thật là gia dụng, ta cần phải chú ý đặc biệt tới ba thứ nòng cốt là mắm tôm, riềng và mẻ.

Mắm tôm phải là thứ mắm tôm “tiến”, lọc cho sạch; riềng giã thực kỹ, cần nhiều, kém thì không dậy mùi; mẻ cũng phải lọc đi lọc lại. Ba thứ đó trộn với nhau thực đều, gia thêm hành muối vừa độ, ướp với thịt chó sống, sau khi đã bóp kỹ rồi. Tất cả để đó, chừng một tiếng đồng hồ, chớ có đụng vào, rồi hãy lấy ra ninh.

Chó già ninh kỹ, chó non đun vừa tới. Nhưng dù là chó già hay chó non cũng vậy, điều phải nhớ là không bao giờ nên gia nước - dù là nước xuýt - riêng cái tiết chó đánh vào cũng đủ làm cho nổi vị lên rồi.

Nói đến tiết chó, ta cũng nên biết một chút về cách mổ chó thế nào cho lông tơ của chó không rụng vào trong bát tiết.

Thường thường, người ta cắt tiết chó như cắt tiết lợn. Song, những người cầu kỳ muốn tận hưởng một bữa thịt chó thực “ra trò” không chịu làm như thế, nhưng lại vẽ thêm ra một “mốt” xét ra cũng vô hại trong nghệ thuật “đả cẩu” ở nước ta; họ tìm đúng cái mạch máu lớn ở nơi giữa cổ con cầy mà cắt; máu ra, họ cho một ống tre con vào mạch máu đó và truyền tiết vào trong một cái liễn lau rửa kỹ càng.

Sự thực, tiết đó không đặc biệt gì hơn thứ tiết cắt thường, nhưng được một điều là không có lông tơ chó lẫn vào. Vả chăng, ai lại còn không biết rằng đối với các ông ẩm thực rỗi rãi thì giờ quá, làm một món ăn càng cầu kỳ, tỉ mỉ bao nhiêu thì họ vẫn thường tưởng tượng càng ngon miệng bấy nhiêu.

Trí tưởng tượng của người ta ẻo ọe y như người đàn bà trẻ đẹp: chiều thì thích, mà quên đi một chút thì “mặt lưng mày vực” ngay...

Chính cũng vì lẽ đó, có nhiều ông ở nhà quê làm dựa mận ngon chết đi được rồi, mà vẫn không chịu ăn ngay, lại còn cầu kỳ muốn cho nó phải “đông” mới thú. Mà ở nhà quê, thường thường không có tủ ướp lạnh thì mới biết làm sao đây? Đừng lo. Người sành ăn uống cầu kỳ cũng như người ghiền a phiến vậy.
Dựa mận mà xong đâu đó cả rồi, không đụng tới mà cho vào trong một cái hũ, bịt kín lại, lấy dây thép quấn chặt rồi trát bùn ở ngoài, lẳng xuống đáy ao một ngày một đêm mới vớt lên. Chao ôi, có cầu kỳ một chút kể cũng bõ cái công vất vả! Ăn miếng dựa mận đông đó, nó tỉnh người ra như con sáo sậu, ông Ba ạ. Lạ miệng, bùi, ngầy ngậy, thơm thơm...

Quái lạ đến thế là cùng! Thịt chó chất nóng, “sốt” thì lạnh, hai cái mâu thuẫn đó, ngồi mà nghĩ tưởng chừng như không thể nào dung hòa được với nhau; ấy thế mà ngờ đâu nó lại y như thể là đại số học vậy; hai cái “trừ” cộng với nhau thành ra “cộng”, lựa là cứ phải một âm và một dương!

Có người đã nói thức ăn ngon mà chỗ ăn không ngon, không ngon; chỗ ăn ngon mà không khí không ngon, không ngon; không khí ngon mà không có bè bạn ăn ngon cũng không ngon. Câu đó đúng. Nhưng tôi muốn thêm vào “Tất cả đều ngon, nhưng ăn ngon mà không đúng thời tiết cũng không ngon nốt”.
Lắm lúc ngồi nhắp một chén rượu tăm cất ở Tây Hồ, thưởng thức một mình một đĩa tái chấm muối tiêu, chanh, ớt, tôi vẫn thường nghĩ hình như trời sinh ra thịt chó là để ăn riêng ở Bắc Việt, chứ không phải ở bất cứ đâu đâu. Từ tháng Tám trở ra, trời Bắc Việt nặng những mây mù, đìu hiu một ngọn gió hanh hao, lành lạnh, gợi nhiều niềm tưởng nhớ xa xưa.

Lòng mình không buồn não ruột, nhưng sầu nhè nhẹ và mình ưa cái sầu đó, bởi vì nó không hại người mà lại nên thơ. Đó, chính ở trong tâm trạng đó mà thưởng thức một bữa thịt chó thì không còn gì hợp lý, hợp tình, hợp cảnh hơn.

Lòng đương lạnh tự nhiên thấy ấm; đời đương bàng bạc bỗng tươi lên một nét đậm mầu. Một thức ăn mà có lúc thay đổi được cả nhân sinh quan của người ta, âu cũng là một cái lạ ít khi thấy vậy.

Vì thế, nhiều khi ngồi trong nhà trông ra giàn thiên lý để cho lòng lắng xuống, tôi vẫn thấy cần phải tha thứ cho những nhà tu hành chỉ vì quá yêu cái đẹp, cái ngon, cất lẻn ra đi xơi thịt chó mà bị mang cái tiếng xấu là “hổ mang, hổ lửa”.

Chao ôi, một Lỗ Trí Thâm, một Hồ Quỳ, làm sao mà chịu được sự câu thúc của một thủ tục chật hẹp không cho người ta sống tự do - tự do tư tưởng, tự do thưởng thức, tự do ẩm thực?

Nếu tôi có tài, tôi quyết sẽ phải viết một loại bài đăng báo cổ xuý những nhà hữu trách trong các giáo phái nên để cho các vị tu hành “đả cẩu” tự do, và hơn thế, lại dùng thịt chó vào trong lễ tam sinh nữa, bởi vì theo các truyện kể trong dân gian thì dường như các ông thổ địa, các ông Thần Trà, Uắt Lũy, kể cả vua Diêm Vương nữa, cũng ưa món ấy. Thần mà còn thích thịt chó, huống chi là người!

Trong các truyện cũ của Tàu, người ta thường thấy có những con hồ ly tinh gần thành chánh quả mà chỉ vì trong một lúc thèm thịt đàn ông, con trai đã làm điều càn bậy để đến nỗi phí cả mấy ngàn năm tu luyện.

Ngồi mà suy nghĩ, tôi tưởng thịt đàn ông con trai, đối với các con tinh cái, ngon bất quá cũng chỉ bằng đến thịt chó đối với chúng ta là cùng. Chẳng thế mà thịt chó đã thành ra món ăn được ca tụng trên cửa miệng mọi người, và hơn thế, lại còn đi sâu cả vào trong văn chương bình dân nữa.

Đàn ông biết đánh tổ tôm,
Biết ăn thịt chó, xem nôm Thúy Kiều.

Thịt chó, thịt cầy, thịt “sư tử đất”, bao nhiêu danh từ được đặt ra, nhưng “làng đánh đụng” vẫn cho thế là chưa đủ, nên luôn luôn những danh từ mới vẫn được người ta “sáng chế”, không ngoài mục đích đề cao món ăn “số dách” kia: thịt chó còn có tên là mộc tồn - ra cái ý rằng mộc tồn là cây còn, cây còn là con cầy; nhưng linh động và ý nghĩa chính là cái danh từ “hương nhục” - thịt thơm.

Này, có dịp nào gặp người biết thưởng thức thịt cầy, anh thử nói về thịt chó mà xem. Một trăm lần như một, anh sẽ thấy người ấy bắt đầu như thế này: “Không có thứ thịt gì lại có thể thơm như nó...”

Nhưng dù thơm, dù ngon, dù ngọt, dù bùi, bao nhiêu “đức tính” đó nào đã thấm vào đâu với cái đức tính bao quát của thịt chó trong công cuộc thống nhất dân tâm, san bằng sự phân biệt giữa các giai cấp trong xã hội?

Thực vậy, tôi đố ai lại tìm ra được một miếng ngon nào khả dĩ liên kết được dân ý đến như vậy, một miếng ngon mà từ vua chí quan, từ quan chí dân, từ ông tư bản đến người làm công, thảy đều ưa thích, thảy đều dùng được, thảy đều thèm muốn, thảy đều công nhận... “ba chê”.

Ôi, cứ nghe người ta nói thì đổ thóc giống ra mà ăn! Ăn thịt chó là thiếu văn minh, ăn thịt chó là bẩn thỉu, ăn thịt chó là bất nhân bạc ác... và còn gì nữa, và còn gì gì nữa!

Người ta viện lý con chó là bạn của loài người, ăn thịt chó là mọi rợ, thế thì tại sao con ngựa, “một chinh phục cao cả nhất của loài người” mà người Âu Mỹ cũng đem ra “đánh chén”? Bảo là con chó ăn bẩn, thế thì con gà, con lợn, con cá ăn uống sạch sẽ ư?

Không. Con chó là con vật để cho người ta ăn thịt; ăn thịt chó không khác gì ăn thịt thỏ, ăn thịt nai, ăn thịt bò. Huống chi thịt chó lại còn ngon và bổ; vì thế tôi cho rằng mặc dầu người ta đàm tiếu thế nào đi nữa, thịt chó vẫn cứ là một món ngon bất diệt của dân ta và tôi tin rằng: “Nước ta còn, thịt chó còn” mà văn hóa ẩm thực của ta mai sau hay, dở là ở điểm có biết duy trì thịt chó hay không vậy.

>>>   Tiết canh, cháo lòng 
<<<    Chả cá

Thịt chuột

Thịt chuột
Thế là hết. Bao nhiêu thành tâm, với công trình thức trắng đêm để muối được một liễn thịt chuột đem lên cho con gái ở đô thành tan vỡ hết trong giây phút chỉ vì một chữ không. Không ăn. Không thể nào ăn được. Ghê lắm. Mấy đứa cháu nhất định không dám ăn. Có nhiều người chồng vốn đã là người “kén” ăn không thể nào chịu nổi, nhưng vì chiều vợ chỉ cười mà không nói gì. Là vì cái liễn thịt chuột muối kia là của bà già vợ lễ mễ đem từ An Giang, lên cho “vợ chồng con Tư” - mà chuột An Giang, khỏi phải nói, ai cũng biết là nổi tiếng ngon nhất miền Nam nước Việt. Tội nghiệp nó lấy chồng đã mười một năm nay mà chưa có cơ hội về thăm quê. Nhớ lại lúc nó còn con gái, chỉ thèm ốc gạo và thích chuột mà dăm thì mười họa mới được ăn một bữa. Không phải vì An Giang hiếm chuột - trái lại nhiều là khác - nhưng chỉ vì tại ở nhà không có con trai, nên không có người đi săn chuột về ăn. Bỏ tiền ra chợ mua, đối với con nhà nghèo, là chuyện không mấy ai nghĩ tới. Sống ở quê, thèm chuột quá mà phải nhịn; bây giờ có tiền ở đô thành muốn ăn thịt chuột chắc gì đã có, bà già nhà quê mang liễn thịt chuột muối biếu con, hí hửng là cả nhà người con gái cưng của mình sẽ tiếp nhận một cách niềm nở và thưởng thức say mê, không ngờ vừa mới mở nắp liễn ra thì, trừ người vợ, cả nhà đều há hốc miệng mà kêu lên một tiếng vô nghĩa, chưa thấy ghi trong tự điển.

Có phải tại ở đô thành người ta không biết ăn thịt chuột không? Hay tại anh chồng Bắc Kỳ không thấy ai ăn thịt chuột bao giờ nên nghe thấy nói thịt chuột thì bở vía? Không phải. Ở Bắc Kỳ, tại các miền quê, có khối người ăn thịt chuột, nhưng anh chỉ nghe thôi mà thực mắt thì chưa thấy ai ăn bao giờ. Anh ta quan niệm rằng những người ăn uống như thế là ăn uống lem nhem, bần cùng bất đắc dĩ mới phải ăn thịt chuột; phải chi có tiền để ăn thịt lợn, thịt gà, thịt bò, thịt vịt thì chắc chắn không có ai nghĩ tới chuyện ăn thịt chuột bao giờ. Vào đến đây, anh ta đi dạo chợ Bàn Cờ, xóm Chiếu, đôi ba lần đã thấy có người xách hai cái lồng làm bằng dây kẽm bán chuột, mỗi lồng độ hai chục con, lớn bằng chừng cái cườm tay, còn sống nguyên, con nào con nấy vểnh râu ra, phình phình lỗ mũi, giương mắt ra nhìn thiên hạ một cách nhâng nháo như những thằng ăn cướp. Ấy thế mà người ta cũng kéo lại mua đông đáo để. Hai trăm, hai trăm rưởi, một chục con. Người mua chuột chỉ vào từng con, người bán, y như thể một tay hát xiệc, bắt đúng tẩy liền, lôi ra khỏi lồng, quật đánh đét một cái xuống đất, con chuột chết hộc máu mồm giẫy mấy cái rồi “đi đứt”. Mà tuyệt nhiên người bán lúc bắt chuột không hề bị một con nào đụng đến cái móng tay!

- Thấy vậy, tôi vẫn ưa nghĩ rằng chắc gì chuột đó đã là chuột đồng như người ta vẫn nói! Hơn thế, tôi yên trí các tay bán chuột đó là mấy anh chàng ngụy tạo dân vườn ruộng và chuột của họ là chuột cống ăn bẩn ăn thỉu, ăn dơ ăn dáy mà hàng đêm họ vẫn bắt được ở cống rãnh, sình lầy, tha ma mộ địa, ăn vào chưa biết ngon lành, bổ béo đâu mà hãy thấy ngay là rất có thể bị thổ tả, hay dịch hạch.

Món ăn ngon từ thịt chuột
Vì yên trí như thế, ở Bắc rồi vào Nam, tôi nhìn những người ăn thịt chuột với những ý nghĩ đặc biệt: vừa sợ, vừa ghê. Đến khi vào đây sống với người bạn đầu gối tay ấp miền Nam, đi đây đi đó và đêm khuya nằm nghe vợ nói chuyện về các món ngon vật lạ, tôi phải nói là tôi ngạc nhiên không chịu được vì thịt chuột không phải là thứ ăn chơi ăn bời nhưng là một thực phẩm gia dụng, một món ăn được nhiều người ưa chuộng và ca tụng hơn cả thịt gà, thịt vịt, thịt rừng, thịt chó.

Ăn thôi nôi đứa con nhỏ xong rồi, hai vợ chồng sau khi tiễn khách ra về, ngồi uống nước với nhau ở dưới giàn hoa thiên lý. Không hiểu vì liên tưởng ra sao, vợ bảo chồng:

- Anh có thành kiến rất kỳ. Lúc nào anh cũng quan niệm gà rô ti là nhất, phải chi hôm nào em làm một món thịt chuột ram mặn cho anh xơi, anh sẽ thấy gà rô ti, ngỗng rô ti, vịt rô ti, không đi đến đâu hết. Anh tưởng cái mỡ hai con gà sống hôm nay em làm là “nhất” rồi ư? Không, anh ơi, mỡ ấy không thấm vào đâu với mỡ chuột, nó vàng, thơm mà ăn lại không ngán, ăn một lại muốn ăn hai, ăn ba, ăn bốn, ăn mãi không thôi.

Vợ chồng sống với nhau mãi rồi thành ra cũng phải chịu đựng nhau. Mới đầu thấy nói ăn thịt chuột thì ghê, không muốn nghe nói tới, dần dần, nó quen đi, vợ muốn nói gì mặc kệ; nhưng sau, mình tò mò, chú ý hơn một tí, thì thấy cũng “là lạ” và mặc dù không muốn ăn thử xem sao nhưng không thấy kinh tởm như trước nữa.

Không. Muốn đề cao thịt chuột thế nào đi nữa thì anh chồng Bắc Kỳ cũng cứ lắc đầu. Nhưng một hôm kia đi về thăm quê cô Năm, bạn vợ, anh chồng tự nhiên thấy lòng mình lâng lâng vì cập với cô Năm đi chợ, anh thấy chính cô cũng ca ngợi thịt chuột và mua về mấy chục ăn chơi. Người cô đẹp, giọng cô hữu tình, mắt cô lại lẳng: thế là chết anh đàn ông, tự nhiên nhìn thấy cái gì của cô cũng đẹp, lời nói nào của cô cũng hữu lý có duyên và anh ta muốn ăn thử xem thịt chuột ra thế nào mà người đẹp ca ngợi hết lời như vậy. Cái máu mê của anh đàn ông đa tình đánh cho chết cũng không bao giờ thay đổi. Nhưng vốn đã biết tính đa nghi của vợ, anh vẫn làm bộ giẫy lên đây đẩy để cho chính vợ phải khuyên nhủ đừng làm buồn cô Năm, anh ta mới không chê ỏng chê eo. Ừ thì ăn, đã làm sao chưa? Anh ta nghé bên này, ngó bên kia, làm ra cái bộ ngạc nhiên hết sức, nhưng rút lại cũng cứ bám cô Năm đi hết các dẫy hàng ở chợ để xem cô lựa chuột.

Lúc đó bắt đầu mùa mưa. Từ lúc mưa bắt đầu thưa thớt cho đến khi mưa xối xả suốt ngày suốt đêm, chẳng cứ chợ An Giang, bất cứ ở chợ nào cũng bầy bán chuột như ở thành thị người ta bán hàng đánh cắp ở P.X. bày bán la liệt ở hai dẫy hè đường. Trên thì trời, dưới thì chuột: tự nhiên anh cảm thấy nếu mình không ăn thịt chuột thì thành ra người mọi rợ cũng như một ông mặc quần áo sang trọng lạc vào một thế giới khỏa thân hóa thành một “quái thai” một “dị nhân” - nếu không muốn nói là quái vật.

Kể từ lúc ấy, anh cảm thấy đỡ ghê tởm một phần nào. Thực tình, nghĩ thì kinh, nhưng có nhìn thấy chuột bày bán ở chợ thì cũng chẳng cảm thấy sợ hãi hơn khi ta nhìn thấy bán thịt heo, thịt chó, thịt rừng hay thịt gà, thịt vịt. Chuột săn được đem về đập chết rồi đem thui, lột da, mổ bụng, lấy bớt mỡ chỉ chừa lại lá gan rồi đem ngâm nước phèn, thịt chuột đỏ dần lên sau lần lần xuống mầu, trắng phau phau và láng bóng như da người trinh nữ; có đôi chỗ lại ửng hồng lên. Không, không, cách gì anh cũng phải nhận với tôi rằng cái da thịt mịn màng ấy hứa hẹn không biết bao nhiêu, hấp dẫn không biết chừng nào và trừ phi anh là Liễu Hạ Huê không nói gì, chớ nếu anh cũng là người như tôi thì muốn gì anh cũng phải liên tưởng một cách tục tĩu và tội lỗi đến thân thể ngọc ngà “dầy dầy sẵn đúc” của cô Năm Trứng Gà - chẳng gì cũng nổi tiếng là “người đẹp Long Xuyên” một thuở.

Cô nói với vợ tôi, nhưng lại lúng liếng con mắt về phía tôi:

- Chị Tư đã biết quá rồi, lựa là phải nói, nhưng anh Tư đây có lẽ chưa biết rõ nên cứ nói nghe chơi. Cái giống chuột này thui lên rồi lột da ăn mới thiệt ngon, chứ đem nhúng nước sôi thì trông như chuột chết sình, không những đã không đẹp mắt mà ăn vào lại không thơm. Bởi thế, chuột bán ở chợ hầu hết đều đem thui vàng rồi lột da không có ai bán chuột sống trừ phi phải chuyên chở từ tỉnh này sang tỉnh khác, từ nhà quê ra kẻ chợ.

Tôi đã được thấy người ta mua chuột sống ở chợ xóm Chiếu, chợ Bàn Cờ, nhưng muốn thực biết người ở đây thích thú thịt chuột đến chừng nào thì một buổi sáng đẹp trời nào phải đi dạo ở các chợ An Giang xem người ta mua thịt chuột tưng bừng như thế nào. Không phải chỉ có dân quê mới ăn thịt chuột như ở Bắc ta vẫn thấy, nhưng thị dân cũng cứ say mê thịt chuột luôn: này, ông nghị viên mua ba chục đấy, hai trăm hai một chục có bán không? Còn bà Bảy bán chạp phô, chú Tiều mập ở xế chợ chê chuột không béo và kém tươi muốn bỏ đi, nhưng không biết tiếc rẻ làm sao lại rủ nhau quay lại trả hai trăm mười lăm đồng một chục, thôi bán cả đi để về cho sớm sủa có hơn không, bà Sển.

Thì ra không phải chỉ có vợ tôi và cô Năm Trứng Gà mê thịt chuột mà “bàn dân thiên hạ” đều mê. Tôi bất thần nhớ có lần đã thấy có cô vào tiệm cầm đồ ở tỉnh cầm cà rá và dây chuyền lấy ít tiền, ra gần đó mua luôn ba ký sầu riêng ăn cho đã đời: đến mùa cái thứ trái cây này mà không được thưởng thức, một số người cảm thấy mình thiếu thốn, đau khổ và coi như bị trời bạc đãi. Vào cữ tháng bảy tháng tám, những người đã có lần được thưởng thức thịt chuột rồi mà không được ăn thịt chuột có lẽ cũng ở vào cái trạng thái tâm lý của những người cầm dây chuyền và cà rá để ăn sầu riêng cho kỳ được.

Thực đến bây giờ tôi không biết cái sắc đẹp hữu tình của cô Năm Trứng Gà ảnh hưởng đến bữa chuột thịt đầu tiên bao nhiêu phần trăm, nhưng tôi thành thực tin rằng không có món thịt nào mà lại biến chế được thành ra nhiều món như thịt chuột. Thịt bò nhiều lắm chỉ có bảy món, thịt dê độ bốn năm món, thịt gà thịt vịt cũng năm sáu món là cùng, chớ thịt chuột thì có thể chế biến ra được mươi mười hai món, mà đến lúc ăn quen rồi món nào cũng hấp dẫn, món nào cũng lạ và món nào cũng có những hương vị khác nhau.

Tôi phục cô Năm và vợ tôi đã cho tôi thưởng thức bốn món ăn chơi “lẫm liệt”: Chuột lá lốt, chuột cuốn, chuột xé phay và chuột lúc lắc. Nhưng làm cho ta sướng cả khứu giác, thị giác và thính giác cùng một lúc có lẽ là cái món chuột nướng vàng trên than hồng, mỡ rớt xuống than cháy xèo xèo, bốc lên một mùi thơm điếc mũi còn hơn cả bún chả băm và chả miếng của người Hà Nội. Ngồi ở đầu xóm cuối xóm chỉ ngửi thấy mùi thơm cũng bắt thèm và phải chửi đổng một câu cho... đã tức! Rượu đế nước nhất ngâm sâm và bìm bịp, hạ thổ một trăm ngày lấy lên uống rồi gắp một miếng vàng ngậy như mùi da đồng, nóng hôi hổi, chấm nước mắm sả ớt, điểm mấy sợi xoài thái chỉ rồi nhai rất từ từ và lấy hai ngón tay nhón một tí rau thơm, một tí húng cây hay một tí ngò tây, anh sẽ thấy - quái! Sao cái thịt này nó mềm thế nhỉ, mà lại ngọt, mà lại thơm một cách rùng rợn, mê ly thế nhỉ!

Ăn đến ba miếng, rượu bắt đầu làm cho “cái chất xam xám” ở trong đầu người đàn ông xáo động và anh ta nhớ lại có một ngày mươi mười lăm năm về trước, anh đã trịnh trọng dự một bữa gỏi cá của một người bạn già mời, mà không báo trước cho anh biết sẽ ăn món gì. Ngồi vào bàn, biết là chủ nhân mời ăn gỏi, anh ta choáng người lên, liếc con mắt hỏi ý kiến người bạn ngồi bên cạnh thì người bạn này cũng không biết thưởng thức món này luôn; nhưng vì xã giao, hai người bấm nhau bảo cứ ăn bừa một vài miếng xem sao thì rút cuộc chính hai cha lại ăn kỹ nhất, và ca ngợi món gỏi này nhiều nhất.

Bữa ăn thịt chuột đầu tiên của tôi tại An Giang cũng y như là bữa ăn gỏi đó ở miền Bắc Việt Nam: Nhưng không lẽ đâu lần đầu gặp người đẹp mà lại cứ ăn tì tì một cách “phàm phu tục tử” coi sao cho tiện, tôi đành phải làm ra vẻ “khảnh ăn” xin một chén cơm, “viện cớ không uống được rượu nhiều”.

Ăn thịt gà, thịt bò, thịt vịt, thịt heo, xong món này thì đổi món khác, điều ấy ai cũng thấy rồi và có như thế thì người ăn mới lạ miệng và không thấy ngán. Ôi chao, đến cái thịt chuột thì huyền diệu lắm: nhậu thịt chuột rồi, đến lúc ăn cơm lại dùng toàn những món chuột luôn, vậy mà chẳng thấy ngán một ly ông cụ, trái lại vẫn cứ ngon ơ, ăn muốn... chết cơm mà miệng vẫn cứ muốn còn ăn nữa. Mê không để đâu cho hết là món chuột bằm nhỏ xào rau mò om cập với bánh tráng nướng và món chuột xào bầu ăn vừa mát vừa thơm, từa tựa như cơm trộn với trứng cáy mà lại ăn thêm với mấy ngọn rau sắng chùa Hương vậy.

Quả tình là rượu lúc ấy đã ngà ngà nhưng trước mặt vợ, mình phải tính toán đo lường từng câu nói không dám ca ngợi cô Năm Trứng Gà quá mức, sợ vợ buồn. Thì quả đêm ấy về đến nhà, vợ chồng nằm trò chuyện với nhau, vợ gợi lại bữa ăn ban ngày và nói:

- Không, cứ kể chị Năm làm ăn đã khéo lắm, nhưng anh cho cái món “chuột bằm nhỏ xào rau mò om” hôm nay là nhất thì em không chịu. Để hôm nào có ai về Hậu Giang, em gửi mua vài chục làm mấy món “lạ hơn nữa” anh ăn thì chắc chắn muốn chết luôn.

Biết là lúc này là giờ quyết định để mà nịnh vợ không có thế mặt sẽ “sưng lên một đống”, tôi phải lấy một cái giọng rất vui vẻ trẻ trung:

- Thôi, em đừng nói, nghe mà thèm. Thèm luôn cả em nữa đấy!

Như được gãi vào lòng tự ái, vợ tươi hẳn mặt lên:

- Anh có thể tưởng tượng em sẽ làm cho anh những món gì không? Sơ sơ làm bốn món thôi, nhưng bốn món anh mê chết mất. Là món chuột ướp ngũ vị hương chừng một tiếng đồng hồ đem khìa với nước dừa, đậy vung lại chừng mười lăm phút để giữ lại hương thơm, món chuột ướp hành, tỏi sả bỏ lò, món chuột kho mềm sau khi ram vàng và món chuột xào lăn. Nhưng cái “tủ” của em là mắm chuột và khô chuột. Mùa nước, chuột nhiều, ăn không hết đem thui đi, lột da, chặt đầu chặt đuôi làm mắm để dành ăn quanh năm; còn mùa nắng thì làm chuột, ướp với lá lốt, đem phơi thực kỹ để làm khô, ăn còn sướng hơn cả khô nai, khô bò, khô cá sặt...

Trăng chiếu vào nửa tấm giường, lung linh bóng lá cây thiên lý. Xa xa có tiếng chim đêm. Người vợ lim dim con mắt, thả hồn về xứ mộng có giống chim kêu lên năm tiếng một lần và nói như mơ:

- Anh ơi, nhớ không biết bao nhiêu, yêu không biết chừng nào những cái rừng lát mà em sinh sống khi còn bé nhỏ. Phải rồi cứ vào cái cữ mưa này đây, em hay đi xem người ta săn chuột, vui như hội. Anh không thể tưởng tượng những tay săn đó giàu kinh nghiệm và thông thạo nghề nghiệp của họ đến chừng nào. Trông một cái bãi có những cây lát ngả nghiêng họ biết là có chuột đi qua, đi phía nào, làm ổ ở đâu và biết như thế rồi họ đem những cái “đăng” ra giăng mắc khu vực đó theo hình chữ V, nói một cách khác là họ bủa giăng tứ phía để vây chuột lại không cho chạy ra ngoài. Ở cuối đăng, họ đặt một cái “lọp” lớn bằng dây kẽm chế theo kiểu cái nơm đơm cá, miệng lớn lòng nhỏ và có dây kẽm đâm ra tua tủa để cho chuột đã mắc vào đó thì chỉ có thể thấy cửa tử mà không còn cửa sinh. Bố trí xong xuôi, họ lấy những cây mía đập giập đầu hay thùng sắt tây khua ầm ĩ để làm cho chuột hoảng sợ chạy từ phía miệng đăng vào lọp.

Bắt như thế có khi một bọn ba bốn người vớ được dăm bảy chục con. Nếu không muốn ầm ĩ quá, có người dùng đèn măng xông. Ba bốn người cầm ba bốn cái đèn măng xông đến nơi có chuột đã được khám phá từ buổi trưa hay lúc trời chạng vạng: họ chiếu đèn măngxông vào khu vực có chuột làm cho cả một vùng sáng lóe như thể Mỹ thả hỏa châu để tìm quân địch. Nhưng chuột hơi khác người một chút: thấy sáng chói chúng sợ hãi nhảy cả ra và bị chóa mắt, không thể chạy nhanh được nữa, thế là bị bắt hoặc bị chĩa đâm lòi ruột kêu choe chóe.

Nghĩ cũng tài tình: trong tất cả những giống vật có lẽ không có loài nào khôn ngoan lanh lẹn đa mưu đa kế như giống chuột. Chúng bén nhạy về đủ mọi bộ phận: đi lại thong thả trong đêm tối mà không vấp té, đó là nhờ hệ thống râu ria ở hai bên mỏ và phần lông ở đầu dài hơn lông ở mình một chút; chúng đánh hơi người rất nhạy cũng như các vật mà người ta dùng đánh bả; ngoài ra lại có một khả năng truyền giao cách cảm rất mạnh, nhờ thế mà chúng báo hiệu cho nhau nhanh y như thể ra đa mỗi khi trong xã hội của chúng có con bị bẫy, bị đánh hay ăn phải bả. Hội đủ ngần ấy ưu điểm chuột có thể xâm lăng loài người dễ như bỡn, ấy thế mà rút cuộc chúng vẫn bị loài người chế ngự và đặt dưới cái ngàm nô lệ. Ấy là vì người ta đã tìm biết được một khuyết điểm của loài chuột về thị giác.

- Nói giỡn sao, em? Thấy thế nào mà lại dám bảo chuột yếu về thị giác?

- Ai chẳng tưởng mắt chuột lồi ra và đen lay láy như thế là tinh, chả thế mà các cụ vẫn nói “mắt cứ tho ló như mắt chuột”. Ấy vậy mà tho ló là một chuyện mà yếu lại là chuyện khác. Người nhà quê không hiểu sống vì kinh nghiệm hay đọc sách cổ xưa nào không biết, quả quyết rằng cái tầm mắt của loài chuột tương đối ngắn và hẹp và điểm đặc biệt nhất, ly kỳ nhất, là mắt của chúng chỉ nhìn được theo một chiều, không thể lúng la lúng liếng, liếc dọc liếc ngang như những cô gái và chàng trai đĩ bợm.

Biết đúng khuyết điểm ấy, những người săn chuột bằng chĩa không bao giờ tiến đến phía chúng từ đằng trước mặt. Nhưng dùng chĩa đâm chuột, không ham mấy. Bắt sống chuột là điều đáng kể hơn. Muốn bắt sống, cũng không mấy khó: họ dùng chó để bắt hơi hang nào có chuột nhiều. Biết được “tổ chấy” rồi, họ đào hang, chú nào hoảng nhảy ra thì chộp liền cho vào lồng bằng dây kẽm. Tuy nhiên, thường thường người ta không đào hang làm gì cho mất công: tìm được một hang chuột rồi, chỉ một người và chỉ một người thôi cũng có thể bắt được hàng dăm chục chuột. Họ lấy miệng hang làm căn cứ, rồi từ đó đi tìm các ngách bịt kín lại và chỉ để lại một ngách thôi. Đoạn, họ lấy rơm ẩm chất ở miệng hang đốt, un khói và quạt cho khói lùa vào trong hang đánh một trận hỏa mù quyết liệt. Ngồi chờ ở miệng ngách quả nhiên chỉ một lúc thì thấy chuột bố, chuột con, chuột bô lão, chuột nhi đồng, lốc nhốc bò ra vì không thể nào chịu nổi khói nó làm cho chảy nước mắt nước mũi hắt hơi tức thở như công lực thả lựu đạn cay vào những người biểu tình chống độc tài áp bức.

Anh ơi, anh ơi, muốn nói cách mấy đi nữa anh cũng không thể nào quan niệm được cái tài săn chuột của người nhà quê với tất cả sự thâm hiểu về đặc tính vật lý, về đời sống, về tập quán và bản năng phản ứng của họ về loài chuột.

Chuột có thể sống lâu nhất chừng ba hay bốn năm, nhưng thường thường là không thọ nổi quá một năm nếu sống ở ngoài đồng ruộng bởi vì chúng phải đối đầu với những bất trắc và điều kiện không thuận lợi về thời tiết và khí hậu. Em nhớ có một lần có một công kỹ nghệ gia tên Hồng Đức Tồn đã về vùng em ở để nghiên cứu về nghề nuôi chuột lấy thịt ăn theo khoa học, như ta nuôi gà Mỹ hay nuôi chim cút. Theo ông ta thì thường một con cái sống với một con đực chớ không chơi bậy bạ, như đa số người ta. Khi con cái từ một tháng rưỡi đến năm tháng thì nó chịu đực và có thể sanh sản để truyền tử nhược tôn. Thời gian từ khi thụ thai với con đực cho tới khi sinh đẻ, khoảng chừng hai mươi mốt ngày và trung bình mỗi lứa con cái sanh được tám con. Mỗi năm một con cái có thể sanh bốn bận.

Tám con chuột con thường gồm bốn đực và bốn cái. Ma thuật ái tình lại quay lại cái vòng truyền thống: từ một tháng rưỡi đến bốn năm tháng, tám cập này lại hạ sanh mỗi cập tám con, tám tám sáu mươi tư, tựu trung một con chuột cái tính sơ sơ một năm cũng cho ra đời được khoảng ba bốn trăm chuột con chuột cháu, chuột chút và chuột chụt. Tuy nhiên, không phải chuột bất cứ ở vùng nào cũng sinh sản theo mức độ nói trên. Có những vùng khí hậu thích hợp, thức ăn dễ dàng, chuột sanh sản nhiều hơn nữa, nhưng trái lại có những vùng khó kiếm ăn thì tương đối đẻ ít hơn: chỉ đẻ khỏe vào mùa mưa còn mùa nắng thì cai đẻ (không biết bằng thuốc ngừa thai hay theo phương pháp Ogino-Knauss?).

Em còn nhớ có một lần đi xem hun chuột, em đã thấy có người bắt được cả một ổ gồm hai vợ chồng và mười ba con đỏ hon hỏn, chưa mở mắt. À này, ngoài Bắc có biết điều này không nhỉ?

Người vợ nằm sát lại gần chồng hơn và nói nhỏ như tiết lộ một bí mật gì ghê gớm lắm:

- Chuột con, chưa mở mắt, ngâm rượu, hạ thổ bách nhật trị hết bịnh suyễn đấy. Anh có biết thế không?

- Không. Nhưng hình như đã lâu lắm lắm rồi, anh có đọc một bài báo Pháp của một nguyên Đại sứ Tây Ban Nha viết về những con chuột bao tử, những con chuột mới ra đời chưa mở mắt.

- Họ có nói rằng những con chuột đó trị khỏi chứng hen suyễn như em vừa nói phải không?

- Không. Dùng chuột để chữa bệnh, chắc là người Âu Mỹ chưa biết và có lẽ lúc này họ còn đang nghiên cứu. Chuyện chuột bao tử đây thuộc về phạm vi ăn uống.

- Trời ơi! Người Âu Mỹ cũng ăn thịt chuột hay sao?

- Để yên cho anh nói, em thương ạ. Nguyên Đại sứ Tây Ban Nha mà anh vừa nói đó, lúc ấy làm Đại sứ ở Trung Hoa, dưới triều Mãn Thanh. Hoàng đế Trung Hoa, Tây Thái Hậu có một lần mời đại diện của mười tám nước Âu Mỹ đến dự một bữa tiệc độc nhất vô nhị, không tiền khoáng hậu. Dự bữa tiệc ấy về, ông ta viết một hồi ký dầy bằng một cuốn sách, thuật lại từ cách tổ chức, trưng bày, lề lối thù tiếp, ăn uống cho đến chi tiết các món ăn mà người đầu bếp của nhà vua đã nghiên cứu và nấu nướng để cho quan khách thưởng thức trong hồi hộp, kinh hoàng, và tán thưởng liên tiếp suốt cả tuần - là vì bữa tiệc ấy kéo dài trong suốt cả tuần, chớ sao! Ăn uống say sưa rồi, ai muốn ngủ có phòng riêng và người đẹp như tiên hầu hạ; ai có công việc phải đi, cứ tự nhiên rồi lại về ăn; còn ai muốn đánh bài, ăn thuốc, thì sang một khu riêng có đủ các thứ “tệ đoan xã hội” cứ dùng thả cửa rồi lại quay về mà ăn uống, ăn uống thế nào kỳ cho thích khẩu thì thôi. Vì đọc thiên hồi ký đó trên dưới hai mươi năm nay rồi, anh không thể nhớ hết chi tiết các món ăn lạ nhất, quí nhất và ngon nhất thế giới để kể lại cho em thương; chỉ nhớ trong các món ấy có một món kêu là sâm thử. Sâm là cây sâm, thử là chuột, sâm thử là chuột sâm.

- Kỳ, sao lại có thứ chuột gì là chuột sâm?

- Nguyên Đại sứ Tây Ban Nha thuật lại rằng đến món ăn đặc biệt ấy thì có một ông quan đứng lên giới thiệu trước rồi quân hầu dưng lên bàn tiệc cho mỗi quan khách mỗi cái đĩa con bằng ngọc trong có một con chuột bao tử chưa mở mắt, đỏ hon hỏn hãy còn cựa quậy - nghĩa là một con chuột bao tử sống. Bao nhiêu quan khách thấy thế chết lặng đi bởi vì nếu phải theo giao tế mà ăn cái món này thì... nhất định phải... trả lại hết những món gì đã ăn trước đó. Mọi người nhìn nhau. Tây Thái Hậu cầm nĩa xúc con chuột bao tử ăn để cho mọi người bắt chước ăn theo. Con chuột kêu chi chí, người tinh mắt thấy một tia máu vọt ra... Hoàng đế Trung Hoa thong thả vừa nhai vừa suy nghĩ như thể muốn kéo dài cái thú ăn tuyệt diệu ra để cho cái thú ấy thấm nhuần trí óc và cơ thể. Và Ngài nói: “Mời chư vị”. Nhưng không một vị nào đụng đũa, cứ ngồi đơ ra mà nhìn. Tây Thái Hậu bèn cười mà nói đùa: “Tôi tiếc không thấm nhuần được cái văn minh Âu Mỹ của các ngài, nhưng riêng về cái ăn thì tôi thấy quả các ngài chậm tiến, không biết cái gì là ngon là bổ. Về món đó, các ngài có lẽ còn phải học nhiều của người A Đông”.

Không một ông nào trả lời vì có lẽ các ông đại diện ấy đến lúc ấy đều bán tín bán nghi không biết ăn chuột bao tử như thế là văn minh hay man dã. Tuy nhiên người ta có thể chắc chắn là chưa có một nước nào trên thế giới lại có một món ăn tinh vi, quí báu, cầu kỳ đến thế bao giờ. Chuột mới đẻ đem nuôi trong lồng kính cho ăn toàn sâm thượng hảo hạng và uống nước suối, đến khi đẻ ra con thì lấy những con đó nuôi riêng cũng theo cách thức đó để cho sinh ra một lớp chuột mới, nhưng lớp chuột mới này vẫn chưa dùng được. Cứ nuôi như thế đến đời thứ ba, chuột mới thực là “thập toàn đại bổ”, người ta mới lấy những con chuột bao tử của thế hệ mới này ra ăn và ăn như thế tức là ăn tất cả cái tinh hoa, bén nhạy, khôn ngoan của giống chuột cộng với tất cả tính chất cải lão hoàn đồng, cải tử hoàn sinh, tráng dương bổ thận của cây sâm vốn được y lý Đông Phương đặt lên hàng đầu thần dược từ cổ chí kim trong trời đất.

- Nói nghe mà bắt rùng mình. Thế cái ông ngoại giao đó có nói trong đại diện mười tám nước Âu Mỹ có ông nào dám ăn cái món sâm thử đó không?

- Chính cái ông Đại sứ Tây Ban Nha nhắm mắt lại thử ăn nhưng ông thú thực rằng vừa cho vào miệng cắn một cái thấy chuột con kêu chi chí, ông ta vội vàng chạy ra ngoài, lè ra, và một tháng sau còn sợ. Sau này, đem câu chuyện đó nói với mấy vị đông y sĩ, ông ta biết rằng người Âu Mỹ không biết ăn món ấy quả là “chậm tiến” và mấy ông già còn cho biết thêm rằng chuột thường nuôi bằng sâm đã bổ hết sức rồi, nhưng nếu tìm được giống chuột chù mà nuôi bằng sâm theo cách thức nói trên thì còn bổ gấp trăm lần nữa.

- Bộ anh giỡn em sao? Ăn chuột chù? Thế anh có biết cái giống chuột chù ra sao không đã?

- Biết quá rồi. Hôi nhất trong giống chuột là giống chuột chù chứ còn gì! Nó xấu: mõm dài, mắt mù dở, đi đứng chậm chạp, lông xam xám tiết ra từ đàng xa một mùi hôi rình rình chỉ ngửi thôi cũng đủ buồn nôn lộn mửa rồi, còn nói gì ăn thịt. Ấy thế mà sách Tàu lại nói rằng thịt chuột chù ăn ngon hơn cả các giống chuột khác. Riêng anh lúc còn ở Bắc đã có lần nói chuyện ăn thịt chuột với một nhà sư trẻ tuổi cùng học với anh ở trường sơ đẳng. Nhà sư ấy quả quyết đã nhiều lần ăn thịt chuột chù và cam đoan rằng giống chuột chù sở dĩ hôi chỉ là vì bộ lông, nếu thui thật cẩn thận, lột da, cạo kỹ thì thịt nó ngọt và thơm kinh khủng, có lẽ không có một thứ sơn hào hải vị nào sánh kịp. Mà lại có tiếng bổ dương ích khí còn hơn cả hải cẩu và cao hổ cốt!

Nửa đêm về sáng, sương rơi tí tách trên lá hoa thiên lý. Trăng lu đi. Mây bay nặng nề báo hiệu một cơn mưa. Chồng bảo vợ:

- Thôi, vào đi. Nằm sương lắm nặng mình không tốt.

Vừa lúc đó, có tiếng chuột reo ở đàng sau cánh cửa. Nằm trên nệm trắng, xõa hàng tóc đen ra, vợ mới hỏi chồng:

- Hôm qua, chuột lắt reo, hôm nay chuột lại reo nữa. Chắc là nhà có khách hay là sắp phát tài cái gì đây.

- Đâu có! Chuột lắt reo không phải tin có khách hay phát tài như người ta vẫn tưởng đâu.

- Thế thì báo điềm gì?

- Báo một điều tốt lành hơn thế nhiều. Báo điềm em sắp có con.

Người chồng nằm sát lại gần vợ hơn, nắm lấy bàn tay vợ và hít vào bộ ngực thơm thơm mùi hoa thiên lý. Mưa bắt đầu rơi. Gió lạnh tê tê. Vợ nửa say nửa tỉnh, nói khẽ vào tai chồng:

- Này anh, không biết người bạn anh nói thịt chuột chù bổ dương ích khí có thực không? Nếu quả thực, em sẽ kiếm giống đó anh ăn thường thường và anh nhớ cho thằng cu một đứa em nữa nhé, để nó ngủ một mình buồn, tội nghiệp!.

>>>    Chuột thịt
<<<    Canh rùa

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Những gương mặt sáng giá trong cuộc thi siêu mẫu Việt Nam

Những gương mặt sáng giá trong cuộc thi siêu mẫu Việt NamVượt qua vòng casting, 43 ứng cử viên, trong đó có 18 thí sinh nam và 25 thí sinh nữ đã bước vào vòng bán kết của chương trình Siêu mẫu Việt Nam trong năm 2013. Ban giám khảo trong vòng này bao gồm: nhà thiết kế Công Trí, chuyên gia - giám đốc sáng tạo Henri Hubert, Phó Chủ tịch của mẫu Việt Nam Nguyễn Văn Khánh, phó tổng biên tập của tạp chí thời trang trẻ Bà Nguyễn Thị Bạch Hải.


Các thí sinh trải qua 2 cuộc thi trang phục với biển và quần áo dạo phố. Với kinh nghiệm trên sân khấu, Lan Khuê hạn, Võ Cảnh Trần Minh Trung tạo ra một ấn tượng tốt. Họ đã hoàn thành công việc thực hiện của các bộ phận của nó. Bên cạnh những gương mặt quen thuộc của sàn catwalk Việt Nam, vòng bán kết của Siêu mẫu Việt Nam 2013 đã xuất hiện một số gương mặt mới như: Thùy Dương, Phương Dung, Quốc Huy Đăng Khánh ... Họ là những giám khảo đánh giá cao những gương mặt trẻ tiềm năng trong cuộc thi năm nay.


Khác với Next Top Model 2013 cuộc thi Siêu mẫu Việt Nam deVietnam của nhộn nhịp và thú vị trong mùa giải này được tổ chức tương đối yên tĩnh. Ngay sau khi vòng bán kết, BTC đã không công bố danh sách các ứng cử viên để được lọt vào danh sách trong mỗi năm. 23/09/2013 Hôm nay, phải đối mặt với một danh sách các đóng góp xuất sắc trong vòng chung kết Siêu mẫu Việt Nam 2013 sẽ được công bố.

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Thur tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Thur tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Tư vấn Đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa, hoàn tất các thủ tục Đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa nhanh chóng, an toàn với chi phí dịch vụ thấp nhất chỉ có ở Dichvudoanhnghiep.net. Dịch vụ tư vấn Đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa của  Dichvudoanhnghiep.net  sẽ đại diện giao dịch với cơ quan Nhà Nước để đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho khách hàng. Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm và tin tưởng khi tư vấn Đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa tại dichvudoanhnghiep.net
- dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh nhanh gọn tại dichvudoanhnghiep.net

TƯ VẤN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA TẠI Dichvudoanhnghiep.net:
Khách hàng tư vấn Đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa tại Dichvudoanhnghiep.net sẽ được hưởng một số dịch vụ ưu đãi miễn phí của công ty như:

1. Tư vấn miễn phí cho khách hàng toàn bộ hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động Đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa như:
- Tiến hành các tra cứu liên quan đến Nhãn hiệu hàng hóa đăng ký;
- Tư vấn về khả năng bảo hộ Nhãn hiệu hàng hóa;
- Tư vấn những yếu tố được bảo hộ, những yếu tố không nên bảo hộ.
- Tư vấn mô tả Nhãn hiệu hàng hóa nhằm bảo hộ tuyệt đối ý nghĩa và cách thức trình bày của logo (Nhãn hiệu hàng hóa).
- Tư vấn khả năng bị trùng, tương tự có thể bị dẫn đến khả năng bị từ trối của Nhãn hiệu hàng hóa.

2. Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng:
- Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư của chúng tôi sẽ  phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;
- Trong trường hợp khách hàng cần luật sư tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của khách hàng trong việc Đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa, chúng tôi sẽ sắp xếp, đảm bảo sự tham gia theo đúng yêu cầu;
- Chúng tôi đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.

3. Đại diện hoàn tất các thủ tục Đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa cho khách hàng, cụ thể:
- Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, Babylon sẽ tiến hành soạn hồ sơ Đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa cho khách hàng;
- Đại diện lên Cục sở hữu trí tuệ để nộp hồ sơ Đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa cho khách hàng;.
- Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Cục sở hữu trí tuệ; thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
- Đại diện nhận giấy chứng nhận Đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa tại Cục sở hữu trí tuệ cho khách hàng;
- Theo dõi xâm phạm Nhãn hiệu hàng hóa, tiến hành lập hồ sơ tranh tụng khi cần thiết.
- Soạn công văn trả lời phúc đáp khi xảy ra tranh chấp Nhãn hiệu hàng hóa với các chủ đơn khác.
4. Dịch vụ hậu mãi cho khách hàng:
Để Biết thêm chi tiết về cách dịch vụ của chúng tôi mời bạn liên hệ trực tiếp Để được tư vấn
Hotline: 0977 145 123

ĐT: 0466.812.619

ĐT: 0432.474.039

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Trẻ và duyên dáng đầm với một tinh tế Inflate

Trẻ và duyên dáng đầm với một tinh tế Inflate
Kiểu váy phồng sẽ giúp bạn ăn gian tuổi một cách rất dễ thương đấy!

Điểm khiến váy phồng vừa có mặt đã ngay lập tức gây ấn tượng mạnh với tín đồ thời trang chính là bởi kiểu dáng trẻ trung, duyên dáng.
Ngoài ra, bạn sẽ dễ dàng sử dụng kiểu trang phục này cho buổidạo phố,dự tiệc hay khiđi làm. Chỉ cần chú ý một chút ở chất liệu, màu sắc là bạn đã có những mẫu váy phồng rất đáng yêu cho mùa thu đông.


Váy phồng khi đi làm - Thời trang công sở


Đây là kiểu váy được đẩy phần eo cao, tập trung nhiều đường xếp pli, nhún. Nhờ thế mà không chỉ giúp tôn chiều dài đôi chân, váy phồng còn giúp bạn tăng được sự trẻ trung, tươi tắn. Với dân công sở thì váy phồng có lẽ hơi khó lựa chọn vì nó được coi là kiểu trang phục quá nhí nhảnh, tuy nhiên, nếu chú ý sử dụng màu sắc và chất liệu thì bạn hoàn toàn có thể nổi bật tại văn phòng với kiểu váy này.

Mẫu váy phồng với tông trầm và chất liệu dày dặn cho mùa đông tại văn phòng.

Kiểu vải dạ lì sẽ là gợi ý hợp lý để tăng sức hút cho mẫu váy này tại văn phòng.

Nếu là cô gái cá tính, bạn có thể chọn màu hoa rực rỡ hơn, tuy nhiên nên chọn nền màu trầm để hợp với phong cách công sở.

Kiểu váy cũng có thể sử dụng khi đi dự tiệc nếu bạn kết kèm xắc tay.

Nền tối của váy và phụ kiện làm nổi bật những bông hoa trắng xinh xắn.

Kiểu váy này bạn có thể lựa chọn giữa áo ngắn tay hoặc tay lửng.


Váy phồng khi đi chơi


Nếu như dân công sở phải khá cẩn thận với việc lựa chọn màu sắc, kiểu dáng thì váy phồng tỏ ra khá dễ tính với trang phục dạo phố hoặc dạ tiệc. Từ chất liệu nhung, ren, thô,dạ,... bạn đều có thể ăn gian tuổi với kiểu váy xinh đẹp này.

Váy in hoa cổ điển phối cùng phần tay áo tối màu giúp tăng vẻ lãng mạn cho người mặc.

Tông xám bỗng trở nên trẻ trung với kiểu nhún tay và eo độc đáo thế này.

Bạn có thể mix cùng bốt cổ rộng để tăng vẻ trẻ trung.

Nếu thích các kiểu hoa văn, bạn nên lưu ý chọn chất liệu dày dặn để phù hợp với mùa. Tránh kiểu voan, lanh, thô mỏng.

Đáng yêu với mẫu váy liền in hoa và bốt thấp cổ.

Chất liệu dạ kẻ cũng sẽ là gợi ý hoàn hảo cho mùa thu đông năm nay.

Điểm nhấn bằng da ở tay áo sẽ là một gợi ý thú vị để làm mới mẫu váy này.

Váy phồng đáng yêu với chất liệu vải pha sợi đen- trắng.

Với kiểu dáng váy dài trên gối, bạn nên mix cùng tất tối màu để giúp kéo dài và làm gọn đôi chân.

Trang phục đẹp cho những người có lượng mỡ cơ thể

Trang phục đẹp cho những người có lượng mỡ cơ thể
Bạn đã chọn cho mình những bộ váy thật đẹp nào cho thân hình hơi mập của mình để đi chơi, dự tiệc cũng bạn bè chưa? Tạp chí thời trang nữ sẻ tư vấn cho bạn cách mặc những chiếc váy đẹp, trẻ trung đơn giản mà đầy vẻ quý phái. Hãy cùng mình điểm qua những phong cách mới nhé!


Những cô gái hơi mập cũng trở nên rất dễ thương khi mặc váy

Nếu như bạn sở hữu một thân hình hơi phì nhiêu một tí thì cũng đừng e ngại khi diện váy nhé! Bởi vì chỉ cần chú ý một chút trong việc chọn trang phục thì bạn vẫn xinh xăn như ai đấy!







Cách chọn váy cho người béo:

Việc lựa chọn trang phục phù hợp là trợ thủ đắc lực giúp thân hình mập mạp của bạn trở nên thon gọn, nhỏ nhắn hơn rất nhiều. Chỉ cần chú ý hơn trong việc lựa chọn kiểu dáng, chất liệu và màu sắc, bạn sẽ có bộ váy thật ưng ý để diện đi dự tiệc, đi làm hay đi chơi bạn nhé.

Giới thiệu với bạn vài mẹo nhỏ, hy vọng bạn sẽ lựa chọn được cho mình những mẫu váy phù hợp với thân hình mũm mĩm mà vẫn vô cùng dễ thương, quyến rũ bạn nhé.

1.Về kiểu dáng
Kiểu dáng là yếu tố đầu tiên làm nên phong cách thời trang. Bởi vậy, với những bạn gái có thân hình mập mạp nên đặc biệt chú ý đến kiểu dáng của váy.

Nên:
- Với thân hình mập mạp bạn nên chọn váy có thiết kế đơn giản, ít chi tiết và dáng suông





- Kiểu dáng của váy cũng phải phù hợp với từng hoàn cảnh. Nếu là những buổi họp quan trọng hoặc công việc cần sự lịch sự, kín đáo bạn hãy chọn những mẫu váy có tay ngắn. Bạn sẽ là một quý cô lịch thiệp đấy.





- Đi chơi hay tiệc tùng cùng bạn bè, bạn đừng ngại ngần diện những bộ váy hở cổ, sát nách để mình trẻ trung và thời trang hơn.









- Sự lựa chọn tuyệt vời dành cho các bạn gái mập mạp đó là váy có độ dài đến đầu gối hoặc qua đầu gối một chút. Điều này sẽ giúp bạn che đi nhược điểm quá khổ của cơ thể.



- Không nên:

- Không nên mặc các mẫu váy được thiết kế cầu kì và diêm dúa. Những váy như vậy chỉ phù hợp với những cô nàng mi nhon, có vóc dáng nhỏ bé mà thôi.

- Hạn chế chọn các kiểu váy bó sát người, điều đó sẽ càng làm lộ rõ số đo 3 vòng không được như mong muốn của bạn.

- Không chọn các mẫu váy quá ngắn sẽ gây phản cảm về số đo 3 vòng ngoại cỡ mà bạn đang muốn dấu đi.

2.Về chất liệu

Chất liệu vải vóc đóng một vai trò không nhỏ trong việc giúp thân hình bạn trở nên thon gọn, nhẹ nhàng hơn.
Nên:
- Chọn váy được thiết kế với chất liệu mềm và có độ dày vừa phải tạo cảm giác dễ chịu thanh thoát.



Không nên:

- Không nên chọn chất vải quá dày như Jeans, caki… hay quá mỏng như chất vải xốp phồng, vải pha nhiều nilong…Điều này sẽ không giúp bạn che đi khuyết điểm về vóc dáng đầy đăn, mập mạp của mình.

- Không nên chọn chất liệu mềm rũ quá mà sẽ lộ ngấn béo trên cơ thể.

3. Về màu sắc

Có thể nói màu sắc của váy là nhân tố vô cùng quan trọng đánh lừa thị giác người đối diện, giúp thân hình tròn đầy của bạn trở nên gọn gàng hơn.

Nên:

- Một điều có lẽ bạn gái nào cũng biết đó là nên chọn màu trầm như màu đen, màu xám, màu rêu…Màu sắc này sẽ giúp bạn làm dịu đi phần nào cảm giác thừa cân.



- Trong các dịp như dạ hội tiệc tùng hay đi chơi, đi hẹn hò cần màu sắc tươi tắn bạn có thể chọn màu nhã nhặn như màu be, kem…



- Bạn gái yêu thích váy hoa văn họa tiết có thể lựa chọn hoa văn vừa phải.








Không nên:

- Để không bị lộ thân hình mập mạp, bạn không nên chọn váy màu sáng như màu trắng hay màu quá lòe loẹt.

- Không nên chọn hoa văn to, màu sắc sặc sỡ tạo cảm giác rườm rà và thân hình bạn vốn không nhỏ nhắn lại càng mập mạp hơn.

Tags:Thời trang công sở
Theo 2Sao

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Thuộc dòng phổ thông nhưng mẫu laptop mới của HP

Thuộc dòng phổ thông nhưng mẫu laptop mới của HP vẫn có thiết kế mỏng nhẹ, cấu hình đồ họa rời và hiệu năng đủ đáp ứng tốt công việc lẫn nhu cầu giải trí di động ban iphone 5 uy tin. Thiết kế







DSC-0876-resize-JPG-1378465717ban iphone 5 uy tin.jpg
Mẫu laptop dòng phổ thông mới của HP.

Không nằm ngoài xu hướng chung, HP Pavilion m4 cũng có thiết kế gọn nhẹ và tính di động linh hoạt hơn so với những mẫu laptop thế hệ trước. Thiết kế sản phẩm không quá chú trọng vào vẻ bề ngoài, kiểu dáng đơn giản cùng những đường nét bo tròn mang lại cảm giác mềm mại.


So với một số mẫu laptop cùng dòng, Pavilion m4 trông gọn gàng hơn với các số đo 34,7 x 24,5 x 2,45 cm, nặng 2,0 kg. Lớp vỏ và vùng đệm kê tay còn phủ lớp nhôm vân xước tăng khả năng tản nhiệt và ít bám dấu vân tay hơn trong quá trình sử dụng.







DSC-0881-resize-JPG-1378465718.jpg
Cổng giao tiếp tập trung chủ yếu ở cạnh trái, tạo sự tiện dụng cho người dùng.






DSC-0879-resize-JPG-1378465717.jpg
Ổ quang, ngõ audio và có thêm một USB 2.0 ở cạnh phải.

Do không bị giới hạn về độ mỏng nên mẫu laptop này không chỉ trang bị ổ quang gắn trong mà còn có tích hợp cả ngõ xuất tín hiệu hình ảnh VGA lẫn HDMI. Các cổng giao tiếp thiết bị ngoại vi chủ yếu nằm ở cạnh bên, hỗ trợ những kết nối cần thiết cho nhu cầu người dùng như USB 3.0, bộ đọc thẻ "3 trong 1" cũng như các giao tiếp không dây Wi-Fi 802.11n và kết nối mạng Ethernet gigabit qua cổng RJ-45.







DSC-0884-resize-JPG-1378465718.jpg
Nắp đậy mặt dưới thiết kế tiện dụng cho việc nâng cấp RAM và ổ cứng theo nhu cầu người dùng.

Màn hình, bàn phím và touchpad







DSC-0872-resize-JPG-1378465717.jpg
Pavilion m4 trang bị màn hình thông thường nên việc tương tác với người dùng vẫn là bàn phím, touchpad.

Pavilion m4 trang bị màn hình 14 inch HD nền LED, độ phân giải chuẩn WXGA 1.366 x 768 pixel. Thử nghiệm thực tế cho thấy chất lượng hình ảnh hiển thị ngoài trời lẫn trong văn phòng khá tốt, ít bị chói sáng so với những laptop khác trong cùng phân khúc. Công nghệ Brightview hiển thị hình ảnh có phần sáng hơn, màu sắc rực rỡ và góc nhìn màn hình rộng hơn, tiện dụng cho việc chia sẻ nội dung hiển thị hoặc khi làm việc cộng tác.







DSC-0883-resize-JPG-1378465718.jpg
Kích thước phím nhấn lớn mang lại cảm giác thoải mái khi nhập liệu với tốc độ nhanh.

Bàn phím phím kiểu chiclet dạng khối liền mạch, các phím nhấn nhạy, độ đàn hồi tốt mang lại cảm giác phím khi lướt với tốc độ nhanh. Khoảng cách giữa các phím hợp lý, phù hợp với người dùng có cỡ tay lớn.







DSC-0867-resize-JPG-1378465716.jpg
Kích thước touchpad khá nhỏ do hai phím trái, phải chuột thiết kế rời.

Touchpad rộng, hỗ trợ cảm ứng đa điểm, bề mặt hơi nhám tạo độ ma sát khiến chuột di chuyển dù không nhanh nhưng vẫn đạt được độ chính xác cao.


thời trang công sở.8pt">Đánh giá hiệu năng, chi tiết kết quả thử nghiệm


Bài và ảnh:Đông Quân